Cây Dương xỉ lá me, nguồn gốc và đặc điểm
Cây Dương xỉ là tên gọi chung cho loại cây có nguồn gốc lâu đời với nhiều chủng loại phân bố gần như trên khắp những châu lục. Ở nước ta, Dương xỉ lá me là loại được trồng phổ biến hơn cả.
Tên khoa học: Nephrolepis cordifolia
Họ thực vật: Họ dương xỉ
Dương xỉ lá me là loại cây có thân giả màu nâu ngắn nên nhìn giống như chỉ có rể và lá. Thân cây thường nằm khuất ở dưới mặt đất hay bị nhiều lớp lá dày che phủ.
Lá hình lược dài khoảng 20-30cm với nhiều lá chét mọc gần như đối xứng nhau. Các lá chép này có mép hình tai bèo lượn sóng. Lá non thường cuộn tròn phần đầu. Lá non có màu xanh lá và sẫm lại khi già. Màu sắc của lá phụ thuộc nhiều vào ánh sáng mặt trời, càng nhiều nắng thì lá càng xanh tươi. Dưới lá trưởng thành của Dương xỉ sẽ có những đốm màu nâu hình hình bầu dục chứa những bào tử cây con để nhân giống.
Cây có bộ rể dạng chùm phát triển mạnh, những rể bò lan ra xung quanh và có thể bám trên nhiều địa hình khác nhau.
Lưu ý khi trồng cây Dương xỉ lá me
Đây là loại cây khá quen thuộc trong tự nhiên, chúng ta thường bắt gặp loại cây này ở bờ suối hay thậm chí là những hang đá, thành giếng. Khi trồng loại cây này chúng ta không cần bận tâm quá nhiều đến khâu chăm sóc.
Dương xỉ phát triển nhanh nên khi trồng trong cảnh quan cần cắt tỉa thường xuyên tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của những cây cảnh khác.
Công dụng của cây
Cây dương xỉ là cây sử dụng rất nhiều trong cảnh quan như trồng viền, trồng khóm, kết hợp tạo tiểu cảnh ở công viên, sân vườn. Ngoài ra, cây dương xỉ có thể trồng trong bồn, chậu đứng, chậu treo để làm cảnh.
Cây dương xỉ có khả năng hấp thụ Aldehyde formic, ức chế Xylen và Toluene từ những thiết bị văn phòng nên thích hợp trồng chậu trang trí phòng làm việc, cơ quan.
Lá và rễ cây dương xỉ được dùng làm thuốc chữa một số bệnh như thận hư, bong gân, cầm máu.
Với sức sống bền bỉ, cây Dương xỉ tượng trưng cho tính cách mãnh liệt, bền bỉ và là một biểu tượng về nghị lực sống